Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 19,74 km². Từ những năm 80, Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh và đã có thời điểm không kiểm soát được. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.
Quận Gò Vấp nằm ở phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:Phía đông giáp quận Bình Thạnh; Phía tây và phía bắc giáp Quận 12, ranh giới là kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên; Phía nam giáp các quận Phú Nhuận và Tân Bình; Quận có diện tích 19,73 km², dân số năm 2019 là 676.899 người (đông dân thứ 2 của thành phố sau quận Bình Tân), mật độ dân số đạt 34.308 người/km². Gò Vấp gồm 16 phường (Không có phường 2): 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
Một số tên đường phố quận Gò Vấp : An Hội, An Nhơn, Bạch Đằng, Bùi Quang Là, Đỗ Thúc Tịnh, Dương Quảng Hàm, Hạnh Thông, Hoàng Minh Giám, Huỳnh Khương An, Huỳnh Văn Nghệ, Lê Đức Thọ, Lê Lai, Lê Lợi, Lê Quang Định, Lê Thị Hồng, Lê Văn Thọ, Lương Ngọc Quyến, Lý Thường Kiệt, Nguyên Hồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Duy Cung, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Oanh, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Khối, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Văn Nghi, Phạm Huy Thông, Phạm Ngũ Lão, Phạm Văn Chiêu, Phạm Văn Bạch, Phạm Văn Đồng, Phan Huy Ích, Phan Văn Trị, Quang Trung, Tân Sơn, Thiên Hộ Dương, Thích Bửu Đăng, Thông Tây Hội, Thống Nhất, Trần Bá Giao, Trần Phú Cường, Trần Thị Nghỉ, Trưng Nữ Vương, Trương Đăng Quế, Trương Minh Ký.
Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, Gò Vấp là cửa ngõ quan trọng của trung tâm thành phố với các quận huyện, tỉnh thành lân cận nhờ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong khu vực. Cơ sở hạ tầng giao thông của quận đã và đang được đầu tư phát triển đồng bộ với một số tuyến đường liên quận như Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (đường Phạm Văn Đồng) nối liền Gò Vấp với quận Thủ Đức - Tân Bình - Bình Thạnh, tuyến đường ven kênh Tham Lương,...góp phần tạo nên bộ mặt mới cho khu vực Tây Bắc Sài Gòn.
Thị trường bất động sản quận Gò Vấp nhờ ảnh hưởng của hạ tầng mà thu hút đầu tư bùng nổ khi xuất hiện bên cạnh loại hình bất động sản truyền thống là nhà ngõ hẻm, mặt tiền, biệt thự là các dãy nhà phố shophouse đồng bộ là các dự án khu dân cư, đô thị cao cấp mang tính kiểu mẫu. Các dự án mang tính cao cấp với thiết kế sang trọng, sở hữu đầy đủ các tiện ích hoàn hảo, môi trường sống hiện đại, khang trang,...điển hình như Khu đô thị Cityland Garden Hills tại phường 5, Khu đô thị Cityland Center Hills tại phường 7, Khu đô thị Cityland Park Hills tại phường 10,..., dù có giá cao nhưng vẫn thu hút tầng lớp thượng lưu và những người có nhu cầu bất động sản thực sự.
Khu vực trung tâm: Trung tâm hành chính quận được bố trí tại khu vực phường 10, 11 và 16. Trung tâm văn hóa tại khu vực Nhà Thiếu nhi quận và các công trình: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, các Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ… Cải tạo và nâng cấp Nhà truyền thống - Trung tâm văn hóa tại phường 7.
Công viên cây xanh - thể dục thể thao: cải tạo công viên Gia Định; công viên văn hóa Gò Vấp tại phường 6; công viên Làng Hoa phường 8; trung tâm thể dục thể thao quận được bố trí tại sân vận động Đạt Đức (nay là trung tâm thể dục thể thao quận Gò Vấp).
Giáo dục: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở tại phường 16. Cải tạo nâng cấp các trường dạy nghề hiện tại. Xây dựng cơ sở 3 Đại học Văn Lang tại phường 5.
Y tế: bệnh viện 175, xây mới bệnh viện đa khoa quận Gò vấp tại phường 11 và chuyển cơ sở chính về đây, cùng với cơ sở cũ của bệnh viện tại phường 15.
Thương mại - dịch vụ: chợ Hạnh Thông Tây, siêu thị BigC, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Lotte Mart và siêu thị Emart.
Giao thông: nâng cấp, mở rộng các tuyến đường chính hiện hữu. Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường dự phòng: đường vành đai trong, đường vành đai sân bay (phường 12), đường ven rạch Bến Cát – Vàm Thuật. Xây dựng các nút giao thông: ngã 6 Gò Vấp, Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn.